Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Ý nghĩa và hình tượng của các mẫu tranh thêu chữ thập phật di lặc

 Tranh thêu chữ thập Shop Nhật xin được chia sẻ với bạn đọc ý nghĩa và hình tượng của Phật di lặc. Hy vọng phần nào giúp bạn hiểu hơn và tăng phần giá trị cho tác phẩm của bạn

Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Ở thế giới hiện đại, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi: cửa hàng, khách sạn, nhà riêng, chùa chiền.

Trong tranh tượng, Phật Di Lặc thường ngồi trên ngai vàng, chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, với hàm ý sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Ở những hình ảnh ban đầu, Di Lặc được mô tả như một vị hoàng tử thanh mảnh, tuấn tú, thường mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ.

phật di lặc ban đầu

Hình ảnh ban đầu của phật di lặc

Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di Lặc hay được trình bày với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng tươi cười, bụng phơi ra, trẻ con đeo xung quanh.

Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại (tức là Hòa thượng Túi Vải), một Thiền Sư Trung Quốc ở thế kỷ thứ 10. Tương truyền, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, ngủ nghỉ tùy chỗ, thường dùng một cây gậy, quẩy một túi vải để đựng những vật người cúng dường. Ông được khâm phục vì có tài tiên tri thời tiết nắng mưa. Trước khi viên tịch, Hòa Thượng nói bài kệ:

"Di Lặc, chân Di Lặc

Phân thân trăm nghìn ức

Thường hiện cho người đời

Người đời không ai biết"

phật di lặc và trẻ em

Phật di lặc và trẻ em

Sau khi viên tịch, người dân vẫn thấy Bố Đại mang túi vải xuất hiện ở châu khác. Tin rằng ông chính là hóa thân của Di Lặc, người đời sau thường thể hiện hình ảnh Phật Di Lặc dưới dạng một Bố Đại mập tròn vui vẻ.

Phật Di Lặc trong Phong thủy

Còn gọi là "Phật Cười", Di Lặc là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc trong phong thủy. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực hay căng thẳng của con người thành hạnh phúc. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và, Phật tới đâu ở đó có hạnh phúc.

Di Lặc cũng được coi là biểu tượng của sự hài hòa, niềm vui vô tư lự. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật, người buồn phiền cũng có thể thấy vui lên. Xoa bụng Phật được cho là mang lại vận may và sự tốt lành.

tranh thêu chữ thập phật di lặc

Bụng phật càng to may mắn càng nhiều

Tượng trưng cho thịnh vượng, Di Lặc thường được gắn với các biểu tượng giàu sang như đồng tiền, thỏi vàng và chiếc túi được cho là chứa rất nhiều châu báu. Đôi khi Phật cũng mang theo quả Hồ lô, biểu tượng của sức khỏe và trường thọ hoặc chiếc Gậy như ý, biểu tượng của quyền lực. Người ta thích chọn tượng Phật có khuôn mặt cười hả hê, với mong muốn nhận được nhiều niềm vui và mọi sự như ý.

Cách bài trí tranh và tượng Phật Di Lặc

Bày tượng Phật đối diện với cửa chính: nhiều nhà phong thủy khuyên nên đặt tượng Phật Di Lặc ở độ cao khoảng 1m, nhìn thẳng ra cửa nhà. Vị trí này được cho là giúp Phật biến toàn bộ khí vào nhà thành năng lượng tốt. Nếu không có được vị trí lý tưởng nói trên, hãy bày tượng ở một chiếc bàn cạnh tường hoặc ở góc xa nhất của phòng, đối mặt với cửa chính.

Đặt tranh hoặc tượng Phật ở cung Đông của ngôi nhà hay phòng khách để tạo sự hài hòa cho cả gia đình và hóa giải mọi rắc rối, cãi cọ.

Treo tranh thêu chữ thập Phật ở cung Sinh Khí của bạn để tăng vận may tài lộc, sức khỏe và thành công.

tranh chữ thập phật di lặc

Treo tranh chữ thập Phật di lặc ở cung Đông Nam của phòng khách, phòng lễ tân hoặc của toàn bộ ngôi nhà để gia tăng vận may tài lộc.
Xem them cac mau tranh theu chu thap http://tranhtheuchuthap.asia/
Với những người làm việc trong môi trường cạnh tranh, ví dụ người nắm giữ những vị trí chủ chốt của công ty, các chính trị gia… đặt Phật Di Lặc ở nơi làm việc hoặc tại nhà giúp mang lại may mắn và loại bớt sự thù địch. Hình ảnh của Phật cũng giúp tâm trí minh mẫn và giảm bớt căng thẳng.

Đặt tượng Phật trong xe ô tô giúp giảm bớt lo âu, tránh tai nạn và mang lại tin vui.

Bày tượng Phật hoặc treo tranh Phật ở bàn làm việc để giảm bớt căng thẳng và tranh cãi với đồng nghiệp, đồng thời giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn.

Học sinh muốn đạt thành tích cao có thể đặt tượng Di Lặc trên bàn học để tăng cảm hứng học tập.

Tranh thêu Phật Di Lặc là một bức tranh hết sức hữu hiệu giúp hóa giải Tam Bích (số 3 - sao cãi cọ).

Chú ý: Không bày tượng Phật hoặc treo tranh phật trong phòng tắm, nhà bếp, phòng ngủ.

Ý nghĩa phong thuỷ của bức tranh thêu mã đáo thành công

 Tranh thêu chữ thập mã đáo thành công hình tượng biểu đạt cho sự gia tăng về tiền, tài vận và sự thăng quan tiến chức.

Hình ảnh Ngựa trong lịch sử luôn đáng để cho người đời khâm phục: Thành Cát Tư Hãn luôn gắn với tuấn mã. Hàn Tín không thể thiếu ngựa. Tam Tạng cũng phải ngồi trên lưng ngựa. Nền văn minh Hy-Lạp mà không có ngựa thì không thể nổi tiếng như chúng ta vẫn biết.

tranh thêu chữ thập mã đáo thành công

Người Trung Hoa sử dụng Ngựa làm phương tiện vận chuyển. Cho nên có Ngựa thì di chuyển nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn. Và người Trung Hoa nói rằng Mã Đáo Thành Công (có Ngựa thì sẽ thành công).
Trong Phong Thủy, khi một hình tượng phổ biến mang nội dung tích cực sẽ tạo một “trường khí tích cực”, ngược lại một hình ảnh tiêu cực sẽ làm phát sinh “trường khí tiêu cực”. Theo đó, sự vận dụng hình tượng ngựa cũng không ngoài ý nghĩa này.
Ít ai mê phong thủy ngựa như doanh nhân, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc. Bởi theo phong thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.

tranh thêu chữ thập con ngựa

Một trong những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (hay “Lộc Mã”). Biểu tượng này tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài.
Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Đây là một bức tranh không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa. Trong trường hợp này, nên treo bức tranh ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Cũng theo quan niệm phong thủy, nếu ai đang ở trong một tình huống cạnh tranh với đối thủ thì treo một bức tranh của chú ngựa cống phẩm là cách tốt nhất để có thể có được vận may chiến thắng. Nếu không thể tìm thấy một bức tranh thì họ tìm thứ gì đó có hình con ngựa (tốt nhất là bạch mã) thồ những vật quý giá và đang được dắt đi (lưu ý là dắt đi chứ không phải là đang bị cưỡi). Điều này còn biểu hiện cho sự thăng quan tiến chức.
Hình tượng con ngựa và hoa mẫu đơn, cây tùng và nước mang ý nghĩa tổng hợp là mong muôn cho gia chủ sức khoẻ, trường thọ, sự giàu sang.

tranh chữ thập mã đáo thành công

Tám ngựa - Mã đáo thành công. Tám ngựa mang nguyên khí của vận 8 nên rất mạnh. Nên đặt vật khí này trên bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát.

Mã thượng phong hầu (Tượng một con khỉ trên lưng con ngựa) - để mong ước cho việc thăng quan tiến chức, thường được đặt ở bàn làm việc. Lý do của việc dùng hình tượng này là chữ “hầu” nghĩa là khỉ cũng trùng âm với chữ “hầu” trong “vương hầu”. Cặp từ “ Phong hầu” có nghĩa là lên chức, tiến chức, còn chữ “Mã thượng” mang ý nghĩa là ngay lập tức. Do vậy hình tượng con khỉ ngồi trên lưng con ngựa là hình ảnh hàm ý cho câu “ Mã thượng phong hầu” thể hiện chủ ý cầu mong sự thăng quan tiến chức nhanh chóng.
Ngựa cụt đuôi: Hình ảnh ngựa cụt đuôi hay ngựa cột đuôi (ngựa đuôi bím hoặc là ngựa đuôi tó) là hình ảnh phú quý xa hoa bắt nguồn từ lối sống vương giả của các bậc vua tôi, thời nhà Đường, Trung Hoa cổ: tết đuôi ngựa của các cung phi thành các bím, sau đó búi gọn (búi tó) lên thành có bó ngắn trông như bị cụt. Tượng ngựa cụt đuôi mang tính biểu trưng cho sự cầu mong giầu sang, phát phú phát quý của gia chủ.

Ý nghĩa bức Tranh thêu chữ thập hoa sen

Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên,
Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;
Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên
Tạm Dịch
Tham khảo các mẫu tranh theu chu thap http://tranhtheuchuthap.asia
Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.
Cái lý tu hành cũng thế thôi.
Hoa sen, tiếng Phạm là Padma (Bát mạ). ở Thiên trúc, sen có bốn thứ: 1) Ưu bát la hoa (Utpala): hoa sen xanh, 2) Câu vật đầu hoa (Kumuda): hoa sen vàng, 3) Ba đầu ma hoa (Padma): hoa sen đỏ, 4) Phân đà lợi hoa (Pundarika): hoa sen trắng. Riêng về hoa Phân đà lợi còn tùy ba thời nở của nó mà có tên khác nhau. Khi chưa nở gọi là Quật ma la (Mukula), khi nở rộ mới chính là Phân đà lợi, còn khi nở rồi và sắp tàn thì gọi là Ca ma la (Kamala). Hoa sen là một thứ hoa được đời yêu quí, nhất là trong giới Phật tử, hoa sen được dùng cúng dường và làm chỗ ngồi cho chư Phật. Chẳng riêng gì giới Phật tử quí trọng hoa sen mà cả trong đển thở, trong nghệ phẩm thời cổ, hoa sen còn được dùng làm để tài trang tri. Như ở Ai Cập cách nay 5.000 năm, hoa sen là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc.

Hoa sen hẳn có ý nghĩa gì siêu thoát lắm, nên mới được người đời, nhất là các tôn giáo, quí trọng như thế. Cứ theo lý lẽ thông thường mà người đời nêu ra để ca tụng hoa sen chúng ta thấy nó có những đức tính cao quí

I. Đức tánh của hoa sen

1) TÁNH KHÔNG NHIỄM - Cây sen là một loại cây mọc dưới bùn lầy dơ bẩn nhưng có tánh không nhiễm ô. Đó là một đức tánh cao quí không thể tìm thấy ở các loại cây khác. Thế nên nó được người đời ca tụng về tánh vô nhiễm ấy, như câu ca dao mà ta thường nghe :

Trong đầm gì đẹp bằng sen

L.á xanh bông trắng lại che nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trong sách nho, người quân tử được ví với viên bạch ngọc ở trong bùn mà không hoại sắc, còn trong nhà Phật thì kẻ tu hành được vi với hoa sen, cũng vì cái tánh không nhiễm ấy.
tranh thêu hoa sen

2) TÁNH TRỪNG THANH– Ngoài tánh vô nhiễm, mọc trong bùn mà không nhiễm bùn, cây sen còn có đức tánh, hễ mọc nơi nào thì làm cho nước đục nơi đó lóng trong. Đã không nhiễm mà lại còn biến cải hoàn cảnh chung quanh mình thì hoa sen có thể sánh với đức tánh cảm hóa của người tu hay người quân tử

3) HƯƠNG VỊ THÙY MỊ– Hoa sen có một hương vị đặc biệt khác hơn các loại hoa. Có thứ hoa có sắc mà không hương; có thứ hoa có hương mà không sắc. Đến như hoa sen thì hương sắc đều gồm đủ, nhưng về hương thì mùi thơm của hoa sen rất dịu, rất thùy mị, gây nơi người ngửi nó một tinh thần cao thượng, khác hơn hương hoa hường quá nồng, hoa dạ lý hương quá gắt, kích thích những ý nghĩ về dục lạc, còn về sắc thì hoa sen đểu đặn nhất, ngoài hợp những tai hoa hoặc trắng hoặc hồng, trang điểm thêm những nhụy vàng rất xinh xắn, trông vừa kín đáo vừa đầm thấm, như hạnh của người tu, không lả lơi hay khêu gợi như các hoa khác.

4) TÁNH TINH KHIẾT- Trong các thứ hoa, có thể nói hoa sen là trong sạch hơn hết, từ khi hoa nở cho đến khi hoa tàn, chẳng hể có bướm ong bén mảng, không như hoa hường, hoa lan, hoa cúc, hoa thọ... tấp nập rủ bướm quấn ong, con thì giữa hoa, con thì hút mật, làm cho các tai hoa bần nhơ những phấn bụi. Bởi hoa sen tinh khiết như thế nên được người đặc biệt chọn để cúng dường ngôi Tam bảo.

5) TÁNH CỐ GẮNG VÀ KIÊN NHẪN- Ngoài các đức tánh thanh bạch, vô nhiễm, cây sen còn có đức tánh cố gắng và kiên nhẫn. Hãy xem sự sinh thành của cây sen sẽ thấy, không giờ phút nào sen không cố gắng và kiên nhẫn chịu đựng mọi hoàn cảnh khó khăn.

a) Hạt giống để lâu không hư.– Trong các hạt giống, có thể nói, hạt sen giữ lâu đã không hoại mà vẫn còn duy trì mầm sống mãi mãi, có lẽ nhờ các vỏ cứng bên ngoài bao bọc. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh đểu ấy. Như từ năm 1843 đến năm 1855, ông Bobert Brown, nhà thảo mộc học nước Anh đã đem ương những hạt sen hái từ 150 năm về trước. Trong 16 hạt có đến 14 hạt mọc mầm đâm tược. Năm 1942, Bác sĩ J. Bamsbattơm đem thể nghiệm những hạt sen hái từ 237 năm, đều thấy kết quả không kém. Sau đó, bác sĩ Ichiroohga nhà thảo mộc học nước Nhật, đem ương những hạt sen độ 400 năm, đào được ở Mãn Châu, vẫn thấy mọc lên tươi tốt.

Những cuộc thí nghiệm ấy đủ cho ta thấy hạt sen, dù để lâu vẫn giữ mầm sống của nó không ủng, có thể ví với hạt giống (chủng tử) của các nghiệp tàng ẩn trong tạng thức, một khi gặp đủ nhân duyên thì phát triển rất mau.

b) Từ trong bùn mọc lên- Khác hơn nhiều loại cây, thường mọc trên khô cạn, cây sen mọc trong bùn, sâu dưới đáy nước. Cái mầm phá cho được cái vỏ cứng để chui ra, đã là một sự cố gắng lớn lao và nhiều kiên nhẫn; nhưng khi chui ra được rồi, ngó sen còn phải cố gắng vượt cho hết lớp bùn hôi tanh để ngóc đầu ngoi lên trong nước.

c) Vượt qua lớp nước sâu - Tuy từ bỏ lớp bùn đất nhơ bẩn vượt lên trên mặt nủởc, nhưng cây sen chưa lấy thế làm thõa mãn, nó còn cố gắng vượt qua lớp nước đục ở tận đáy để ngoi lên lớp nước trong, càng vượt lên càng làm cho hoàn cảnh vẩn đục bao bọc chung quanh minh trở nên trong sạch ấm áp.

d) Vượt lên hư không.- Mặc dầu phá vỡ bao nhiêu ràng buộc bởi đất và nước để vượt ra chỗ khoáng đạt hư không, sen cũng chưa hết cổ gắng. Nó còn cố ngóc đầu và vượt lên giữa ánh sáng mặt trời. Kết lấy đóa hoa để rồi một hôm, khi cuộc tiến hóa viên mãn, khoát nhiên khai nở, khoe màu sắc thanh tươi và xông hương thơm tràn ngập trong không gian.

Sự sinh thành của cây sen, xem đó, là một tấm gương kiên nhẫn và cố gắng. Nó hàm súc một triết lý cao siêu vè sức sống cua con người, tiêu biểu đức tánh cần cù và tinh tiến của kẻ tu hành tiến trên con đường giải thoát đầy gian lao nguy khổ.

Ba lớp: đất, nước, hư không mà cây sen đã trải qua, nào có khác ba trạng thái của cõi : Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Từ trạng thái cõi Dục đầy nhơ bần, người tu cố gắng vượt lên trạng thái cõi Sắc, nhưng khi đạt đến các cõi thiên, bởi thấy chưa được giải thoát, nên cố gắng vượt lên trạng thái vối Vô Sắc, và khi đạt đến cõi Phi tưởng cũng chưa thấy được giải thoát nên còn phải cố gắng vượt lên cho đến chỗ hoàn toàn giải thoát tức là trạng thái của tri tuệ triển khai; như đóa hoa sen khi nở vậy. Sự sinh thành của cây sen hình dung được ý chí của người tu giải thoát.

Phải chăng nhờ gồm đủ những đức tánh: thanh bạch, tinh tiến, kiên nhẫn, cảm hóa... như đức tánh của kẻ tu hành mà hoa sen được quí trọng và dùng làm đối tượng tiêu biểu những triết lý mầu nhiệm trong đạo Phật.



II. Hoa sen với các tôn giáo thời cổ

Từ ngàn xưa, hoa sen được xem là vật thiêng liêng đối với các tôn giáo, vì nó là một thứ hoa tượng trưng cho vũ trụ hữu hình và vô hình, tuợng trưng cho sức sáng tạo vật chất và tinh thần của vạn vật. Người ta dùng nó để cúng dường các đấng thần linh. Hổi thời cồ giống dân A lợi á ở Ấn-Độ, cũng như giống dân Ai-Cập và sau đó những dân tộc tu theo Đạo Phật, đã biết kính trọng nó. Đối với dân Ấn Độ, hoa sen là tượng trưng quyền lực sáng tạo của Thiên nhiên, của Lửa và Nước, tức là của tinh thần và vật chất. Còn đối với dân Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của thần Orisis và thần Horus đều là thần Thái dương hay Hỏa thần. Ở xứ Zudée thuộc miền Cận đông ở Âu Châu không có hoa sen, nên ở đấy người theo đạo Thiên chúa dùng hoa huệ và kinh trọng nỏ không khác tín đồ tạo Phật đối với hoa sen vậy. Họ còn cho hoa huệ là tượng trưng của điềm linh ứng. Trong bức họa “Thiên thần báo tin” có vẽ thiên thần Gabriel hiện ra cầm nơi tay một hoa huệ báo tin là Bà Maria thụ thai. Cành hoa huệ tiêu biểu cho Lửa và Nước, tức là ý sáng tạo và truyền thống, không khác ý nghĩa cái hoa sen mà Đức Bồ Tát cầm trên hay khi đến báo tin cho Đức Mẫu-hoàng Ma-gia biết ngày giáng lâm của Phật.

Về hoa sen, bà Blavalsky, nhà khoa học huyền bí còn luận giải rằng:

Một trong những hình thức tượng trưng của hai quyền lực sáng tạo trong thiên nhiên (vật chất và sức lực trên phương diện hữu hình) là hoa sen của Ấn Độ. Hoa sen là kết quả của sức nóng (lửa) và nước (chất hơi hay chất ê-te); lửa vừa tiêu biểu, trong hệ thống triết lý và tôn giáo, cả giáo lý CơĐốc, cái linh trí của Thần Thánh, cái nguyên tắc động, gióng đực và vừa tiêu biểu cái nguyên tắc giống cái, thụ động, hàm chứa trong vũ trụ. Thế cho nên, chất ê-te (dĩ thái) hay nước được xem là Mẹ, thuộc âm; còn lửa được xem là Cha, thuộc dương. Ông Sir William Zones, và khoa thảo-mộc-học thái cổ trước ông, đã chỉ cho thấy rằng hạt sen, ngay khi chưa đem ương, chứa sẵn một cây sen bé tí, để chờ khi phát triển hoàn toàn vượt ra khỏi vỏ... vì rằng hạt giống của các thứ cây thuộc loại hiển hoa (Phanérogames) sinh ra những hoa chứa ngậm sẵn một cây non đã thành hình.

Ngoài ra, hoa sen còn là vật tượng trưng rất cổ của vũ trụ và con người vì lý đo phổ thông này: Một là trong mỗi hạt giống đã chứa ngậm một cây sen nhỏ để trở thành cây sen vị lai; điều đó chứng minh rằng mọi vật hữu hình trên thế gian đểu do trạng thái tinh thần nguyên sơ mà ra. Hai là cây sen mọc dưới nước, rễ ẩn sâu trong bùn, còn bông thì nở trong không khí, trên mặt nước. Như thế hoa sen là điển hình của đời sống con người và vũ trụ, bởi giáo lý bi truyền có dạy rằng: Nguyên tố của con người và vũ trụ đều thư nhau và cả hai đều phát triển cùng một chiều hướng. Rễ sen ăn sâu dưới bùn, tiêu biểu cho đời sống vật chất, cọng sen vượt ngang qua nước, tượng trưng cho cõi trừng giới, còn hoa sen đứng giữa không khí ngửa mặt lên trời là biểu hiệu của đời sống tinh thần. (La doctrine secrete. Quyển I).

Còn theo bác sĩ Allendy thì hoa sen là biểu hiệu của sự luân hồi. Hạt sen nứt mọng đâm ngón dưới bùn, lẩn lần lớn lên, vượt qua khỏi mặt nước để vươn mình lên hư không, trổ hoa kết trái. Khi hoa tàn thu hạt sen khô rơi ra khỏi gương, đi ngang qua lớp nước rồi mới đến đất, nơi đây sen nẩy mầm để sanh ra cây sen khác. Sự luân hồi của con người cũng như vậy.

Hoa sen đối với tôn giáo có ý nghĩa cao xa như thề nên được người đời quí trọng, vì họ xem nó là một tượng trưng thiêng liêng. Song kể ra, sự kính trọng của các tôn giáo đối với hoa sen chưa bằng sự sùng ngưỡng của tín đồ Phật Giáo.

III. Hoa sen đối với đạo Phật

Đối với đạo Phật, hoa sen là một vật quí trọng tôn kính hơn hết. Khi bước vào chùa, ngó lên ngôi Tam bảo là thấy bao nhiêu hình sắc của Hoa sen. Trước hết, đập mạnh vào thị giác của mỗi người là chỗ ngồi và chỗ đứng của chư Phật đều làm thành hình một đóa hoa sen to tướng mà danh từ Phật học gọi là Liên tòa hay tòa sen. Sau đó là những Hoa sen tươi hoặc đã nở hoặc còn búp dâng cúng trước mỗi bàn thờ Phật.

Danh từ Hoa sen (Liên hoa) còn được đùng vào nhiều vật dụng của chư tăng hay nghi thức lễ bái.

Như bộ áo cà sa của tỳ-khưu được gợi là Liên hoa y hay Liên hoa phục, có ý biểu dương cái nghĩa thanh tịnh không nhiễm trước như Hoa sen.

Khi chúng ta lễ Phật, hai bàn tay chấp lại làm thành hình Hoa sen còn búp mà nhà Phật gọi là Liên hoa hợp chưởng. Đó là hình tướng của một cái ấn mà khi hành lễ chúng ta phải kết trước hết. Nó còn phản ảnh cái hình hài khi chúng ta còn ở trong thai mẹ. Theo kinh điển, liên hoa hợp chưởng (chắp tay thành hình hoa sen bùn) còn hàm xúc nhiều ý nghĩa rất sâu xa. Nỏ biểu thị cho Lý và Tri cùng một thể. Tay trái thuộc về tịnh và không hay làm việc, là hiểu thị của Lý còn, tay mặt thì năng làm việc, cho nên biểu thị cho Trí.

Trong kinh Nhiếp vô ngại có nói : “năm ngón tay trái gọi là ngũ trí của Thai tạng giới, còn năm ngón tay mặt là ngũ trí của Kim Cương giới. Mười ngón hiệp lại gọi là Thập độ hoặc Thập pháp giới hay là Thập chân như”. Về thập pháp giới thì chia ra năm phàm và năm thánh: Tay trái là tay không tự tại thuộc về năm giới mê của phàm như : Địa ngục, Ngã quả súc sinh, Nhân và Thiên. Còn tay mặt là tay tự tại thuộc về năm giới của Thánh như: Thanh văn Duyên giác, Bồ tát, quyền Phật và thiệt Phật.

Ngoài lối chắp tay gọi tà Liên hoa hợp chưởng, nhà Phật còn cách ngồi gọi là Liên hoa toạ (cách ngồi hình Hoa sen). Đó là lối ngồi kiết già, trước hết gạt chân trái lên bắp vế chân mặt rồi sau mới gác chân mặt lên bắp vế chân trái. Ngồi như thế làm thành hình hoa sen, cho nên ngồi kiết già được gọi là Liên hoa toạ. Đến như cách ngồi gạt một chân trái lên bắp vế chân mặt hay gạt một chân mặt lên bắp vế chân trái thì đó là cách ngồi bán già. Cách trước có tên là Cát tường toạ, còn cách sau gọi là Hàng ma tọa.

Chư Phật thường ngồi trên toà sen hay ngồi xếp chân theo hình Hoa sen là lấy theo nghĩa của Yên hoa tạng thế giới, gọi tắt là Hoa tạng thế giới.

Hoa tạng thế giới là danh từ Phật học dùng để gọi cõi thanh tịnh nơi báo thân của chư Phật an trụ, vì cõi ấy do sen báu làm thành. Như cõi thanh tịnh của đức Phật A-Di-Đà là cõi hoa tạng mà kinh Hoa nghiêm đã nói, hay cũng gọi là cõi Cực lạc; cõi Hoa tạng của đức Phật Đại Nhật là Mật nghiêm quốc.

Riêng về cõi cực lạc của đức Phật A Di Đà còn được gọi là Liên bang, cõi có nhiều Hoa sen. Do đo, Tịnh độ tông được gọi là Liên tông; bạn đồng ấu tịnh nghiệp được gọi là Liên xã; phân thời giờ để niệm Phật gợi là Liên liêu.

Cứ theo các kinh Tịnh độ tông thì ở cõi Cực lạc có rất nhiều ao sen báu. Quán kinh nói rằng: mỗi mỗi trong ao có 60 ức Hoa sen bằng bảy báu, tròn trịa vừa đúng 12 do tuần. Mỗi hoa sen là mỗi chỗ dành cho những người vãng sinh về gá thai, tùy theo công đức và căn cơ mà gá vào Thượng phẩm, Trung phẩm hay Hạ phẩm.

Hoa sen ở cõi Cực-lạc có đủ đức tánh vi diệu và hương khiết hơn Hoa sen ở các cõi khác.

Trong Di Đà sớ sao có giải rõ nghĩa vi diệu và hương khiết như sau:

Chư vi có bốn nghĩa:

1) Rễ nó ngầm dưới đáy ao không trông thầy, đó là nghĩa U vi;

2) Không sanh nơi gò cao đất dày, cùng các hoa khác tranh phần xinh tốt, đó là nghĩa ẩn vi;

3) Trong quán kinh nói: trên mỗi lá sen có tám vạn bốn ngàn gân mạch như thợ trời khéo vẽ, đó là nghĩa tế vi;

4) Bảy báu làm thành, quí, lạ, đẹp, xinh, đó là nghĩa tinh vi. .

Về chữ Diệu có 12 nghĩa:

1) Mới có hoa liền có quả, chẳng đợi hoa rụng, đó là nghĩa: Nhân quả đồng thời diệu;

2) Nhiễm mà không nhiễm, không nhiễm mà nhiễm, đó là nghĩa: Cấu tịnh song phi diệu;

3) Một hoa bao bọc các hột, các hột sắp hàng ở trong hoa, đó là nghĩa: Tống biệt tề chương diệu;

4) Ngày thời nở, đêm thời búp lại đó là nghĩa: Ẩn hiển tùy nghi diệu;

5) Hoa lớn ở giữa có tràm nghìn vạn ức hoa sen làm quyến thuộc, đó là nghĩa: Chủ bạn tương thân diệu;

6) Thượng, Trung, Hạ phẩm, mỗi phẩm phân làm chín, chín nhân với chín cho đến vô lượng, tùy nhân trước của mỗi người không hề làm lẫn đó là nghĩa: Thắng liệt phân minh diệu;

7) Lớn một do tuần cho đến làm ngàn vạn ức do tuần, đó là nghĩa: Tiểu đại vô địch diệu;

8) Chẳng do mùa xuân banh, chẳng vì mùa thu héo, luôn luôn thường mới, đó là nghĩa: Hàn thử bất thiên diệu;

9) Đỏ, tía, đen, vàng, hoặc là thần trắng hay tạp sắc tạp quang, cũng lại như vậy, đó là nghĩa: Thể tố giao huy diệu;

10) Sanh ở nước kia, từ hư không bay đến cõi này mà tiếp người vãng sanh, đó là nghĩa: Động tĩnh nhất nguyên diệu;

11) Chư Phật, Bồ Tát ngồi kiết già trong đó, những chúng sinh niệm Phật cũng gá thai trong ấy, đó là nghĩa: Phàm Thánh kiêm thành diệu ;

12) Người phương này niệm Phật, hoa liền nêu danh, siêng, trễ phân, ranh, tươi, khô đều khác, đó là nghĩa: cảm ứng minh phù diệu.

Về chữ Hương có hai nghĩa:

1) Ở phương này (Ta-Bà) sen từ trong bùn mọc ra; tuy ở chỗ nhơ vẫn thơm tho ngào ngạt, đó là nghĩa: Ở giữa uế mà vẫn thơm;

2) Ở nước kia (Cực lạc) như kinh Đại bản nói: màu sắc đã khác nên mùi hương cũng khác, thơm tho ngào ngạt không thể kể kết, cho nên người tụng bài kệ “Thanh liên hoa hương, Bạch liên hoa hương”, còn được trong miệng bay ra mùi hương Hoa sen, hơn các thứ hương không sao sanh kịp, đó là nghĩa Hương thơm hơn các thứ hương.

Về chữ Khiết cũng có hai nghĩa:

1) Ở phương này sen từ trong bùn mọc ra, đáng lẽ bị nhơ, nhưng lại trong sạch, đó là nghĩa : Sạch trong chỗ nhơ,

2) Ở nước kia, vì gốc sen từ nơi cát vàng mọc lên, khác hơn cõi trược, sanh trong nước công đức khác hơn nước thường, do các báu hợp thành khác hơn cõi phàm; cho nên sạch hơn tất cả, không chi sánh bằng, đó là nghĩa: sạch ở trong chỗ sạch.

Hoa sen đã vi diệu và hương khiết dường ấy nên Đức Phật Thich Ca dùng nó làm tên cho bản Diệu pháp liên hoa kinh, để dụ diệu pháp với Hoa sen.

Mà dụ như thể là bởi Hoa sen, theo ngài Thiên Thai đã nói, có đủ ba nghĩa thù thắng như sau:

1) Vị liên cố hoa, nghĩa là trong khi hoa nở thì sen đã phát sanh.

2) Khai hoa liên hiện, nghĩa là sen đơm hoa thì uất trái cùng một lúc. Đó là điều vi diệu mà hoa khác không có.

3) Hoa lạc liên thành, nghĩa là khi hoa rụng thì trái hãy còn.

Ngài Thiên Thai đem ba cái nghĩa vi diệu ấy dụ với ba nghĩa của môn Quyền thực và môn Bản tích.

Ba nghĩa của môn Quyền thực là:

1) Vị thực thi quyền có nghĩa: “Thật” là cái diệu pháp của Phật tự chứng, còn “Quyến” là cái phương tiện của Phật hóa độ chúng sinh. Phật từ thực pháp Đại thừa mà phương tiện ra vô lượng quyền giáo khiến cho tất cả chúng sinh đểu có thể thành Phật quả. Đó là vì “Thật” đặt ra “Quyền”, cũng đồng nghĩa với “vị liên cố hoa”.

2) Khai quyền hiển thực có nghĩa : Phật thấy các hàng Thanh văn không rõ thấu chỗ “vị thực thi quyền” lại trở chấp cái quyền pháp cho là cứu cánh, nên ngài mới mở cái “quyền Tam thừa” cho chúng sinh thấy rõ cái “thực pháp của nhất thừa”. Đó là mở quyền để hiện cái thực cũng đổng nghĩa với “Hoa khai liên hiện”. Hoa khai là dụ với khai quyền, còn liên hiện là dụ với hiển thực.

3) Phế quyền lập thực có nghĩa: Khi Phật đã khai cái quyền giáo của Tam thừa thì cái quyền-giáo tự nó đã bỏ, chỉ còn lại cái thực giáo của 'nhất-thừa. Thế là Phật đem cái quyền-pháp của Tam-thừa gom về trong một cái “thực” rộng lớn thì đâu còn cái “quyền” kia nữa. Đó là bỏ cái “quyền” mà còn lại cái “thực”, cũng đồng nghĩa với “Hoa lạc liên thành” kia vậy.

Đến như môn Bản tích cũng có ba nghĩa :

1) Tùng bản thùy tích có nghĩa: Từ cái gốc (bản) mà rọi lại cái dấu (tích Phật được thành-quả ngày nay là từ “bản Phật” đã thành trong mấy kiếp quá khứ lâu rồi, cũng như trong tuyết thấy dấu chân thì biết chắc là có gốc của chân. Đó là từ gốc rọi dấu lại, cũng đổng nghĩa với “Vị liên cố hoa”.

2) Khai tích hiền bản có nghĩa: Bày cái dấu mà rõ cái gốc. Như trong phầm “thọ lượng” nêu rõ cái cận tích của Phật xuất-gia tại thành Ca-đa, để hiển cái Phật đã có từ lâu đời. Nếu không khai cái “tích” ra cho rõ thì làm sao biết được cái “bản”. Đó là bày cái “tích” để rõ cái “bản”; cũng đồng nghĩa với “khai hoa liên hiện”.

3) Phế tích lập bản có nghĩa: Bỏ cái “tích” mà còn lại cái “bản”. Khi Hội Pháp Hoa chưa mở thì chưa biết cái “bản” và cái “tích” thế nào, đến khi mở rồi thì thấy ra cái “tích” của Phật tức là cái bản Phật đã thành từ bao nhiều kiếp trước. Đó là bỏ cái “tích” thì còn lại cái “bản”, cũng đồng nghĩa với “Hoa lạc liên thành” vậy.

Trên đây là lấy ba cái nghĩa của Hoa-sen để dụ cho hiểu rõ cái Bản-địa của Phật. Thế đủ thấy Phật-pháp rất vi-diệu khó diễn đạt cho liễu-nghĩa, cần phải đem cái nghĩa mỹ-diệu trang-nghiêm của Hoa-sen mới dụ được (cái diệu-pháp của Phật).

Ngoài nghĩa vi-diệu, Hoa-sen còn là cái huyền-lực nhiệm-mầu mà nhà Phật hay các nhà tu Tiên thường dùng làm câu chân-ngôn để sai Thần khiển quỉ, từ tai diệt nạn, xua đuổi tà ma.

Chẳng hạn như câu chân ngôn: Án-ma-ni bát mê hồng (Om mani padme hum), trong đó chữ Bát-mê (Padme) tức là Hoa-sen gọi theo tiếng Phạm. Theo Blavatsky, nhà khoa-học huyền-bí thì câu chân ngôn này có nghĩa: “Ô! chân linh trong Hoa-sen” kể ra thì hơi tối nghĩa, nhưng nó hàm-súc một huyền-lực vô biên khi một tu-sĩ niệm đến nó.

Blavatsky có giải rằng: “Theo quan-niệm bí-truyền thì câu ấy có nghĩa: Ô, Phật-tánh! (hay chân-linh) ngươi ở trong ta. Thật vậy, trong mỗi chúng sinh đều có Phật-tánh. Vì chúng sinh đã và sẽ thành Phật. Câu này ám chỉ sự hòa-hợp không thể chia lìa được giữa con người và vũ-trụ. Như thế, Hoa-sen là một tượng trưng phổ-thông về vũ-trụ, vừa lả sự hoàn-toàn trọn vẹn, vừa là chơn-nhân hay chơn-linh của con người tinh-thần hay Phật”. (La doctrine Secrète. Quyển IV, trang 180)

Quả thật, Hoa-sen có một huyền-năng vô-biên có thể đánh tan mợi điều tà ma quỉ mị. Ai có đọc truyện “Phong Thần” sẽ thấy: để phá tan mọi tà-pháp của phe triệt-giáo, chư Tiên bên Xiển-giáo đều dùng phép linh hóa hiện ra Hoa-sen xanh. Như cây Hạnh-huỳnh-kỳ của Khương Tử-Nha mỗi khi lâm trận đều hiện ra hàng trăm Hoa-sen tủa xuống chở che và phá tan các pháp thuật của triệt-giáo. Nguyên-Thỉ Chân-tôn mỗi khi lâm trận, nhờ ngổi trên chiếc xe hoa hiện ra vô số Hoa-sen xanh bao bọc mà bình an tự-tại.

Trong kinh Phật, ta cũng thấy lrong nhiều pháphội, Đức Phật thường phóng ra hào-quang vô số Hoa-sen và trong mỗi Hoa-sen có một hóa-Phật. Như kinh NHƯ-LAI tạng đã chép: “Bấy giờ Bức Thế-Tôn ở trong chiên-đàn lầu các, đang ngồi chốn Đạo-lràng mà hiện pháp-thân biến ra Hoa-sen ngàn cánh, lớn như bánh xe, trong sen hóa ra vị Phật, mỗi vị Phật phóng ra vô số trăm ngàn hào quang”.

Hoa-sen đã vi diệu như thế, cớ sao trong lúc quí-trọng nó đem cúng dường chư Phật, lại còn đem nó làm chỗ ngổi cho chư Phật phu-tọa ? Vậy thì thứ sen nào để cúng dường, thứ sen nào để phụ-tọa và thứ sen nào để gá thai? Đó là câu hỏi mà có nhiều Phật-tử băn-khoăn tự-vấn.

Kể ra thì chưa thấy kinh sách phân loại thứ sen nào để cúng dường, thứ nào để phu-tọa, thứ nào để làm hóa~thân, nhưng cứ lấy cái lý mà xét thì mặc dầu trong lời nói có chỗ phân biệt, nhưng kỳ thật về tự-tánh, Hoa-sen vẫn có một, cũng như về tam-thân của Phật có phân ra Pháp-thân, Báo thân và Ứng thân, hay Hóa thân, nhưng thật ra vẫn là một thân Phật mà thôi.

Thế nên, ta có thể nói Hoa-sen dùng cúng-đưởng là Hoa-sen Pháp-thân, Hoa-sen dùng làm chỗ ngồi chư Phật là Hoa-sen Báo-thân và Hoa-sen dùng để gá thai là Hoa-sen Hóa-thân hay Ứng thân.



IV. Kết luận

Hoa sen đã quí báu dường ẩy, thế nên trong sách Tánh mạng khuê chỉ có bài thơ khen tặng, đáng làm tấm gương trong sáng cho kẻ tu hành xem đó mà suy nghiệm.

Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên, .

Xuất ố nê trung sắc chuyền liên ;

Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,

Tu hành diệu lý kháp như nhiên

Tạm dịch

Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,

Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.

Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.

Cái lý tu hành cũng thế thôi.

Thật thế cây sen, tự bản thân và sự sinh thành của nó hàm súc một triết lý siêu mầu cao cả. Kẻ học đạo, nếu biết lấy đó làm tấm gương tu tiến thì quả Phật chẳng phải là khó được.

Ngay như hột sen, nào có khác hột giống Bồ đềể của ta, một khi đã gieo vào tâm thức thì không bao giờ mất hay hư hoại. Nó sẽ nảy nở nếu có đủ điều kiện về nhân duyên; ví bằng không gặp hoàn cảnh thuận tiện do ác nghiệp gây ra làm trở ngại thì nó vẩn nằm đó chớ không hề mất hay úng.

Đến khi gặp đủ nhân duyên, hột sen tự phá lấy lớp vỏ cứng và cố gắng không ngừng vượt lên. Mọc trong bùn đất hôi tanh nhưng nó không hể bị ô nhiễm, cố vượt cho ra khỏi lớp bùn để chui lên trong nước, càng vượt lên càng hoán cải hoàn cảnh chung quanh mình, biến lớp nước vẩn đục trở nên trong trẻo.

Như cây ấu hay các loại thủy thảo, khi vượt lên lớp đất lên đến lớp nước thì đã trổ bông kết trái rồi. Đến như cây sen thì không lẩy thế làm mãn nguyện; nó còn cổ gắng vượt lên cho khỏi lớp nước đó. Cũng không như cây bung súng kết hoa ngay trên mặt nước, cây sen vẫn tiếp tục vượt lên không trung, rồi khi cuộc tiến hoa viên mãn mới kết hoa để tươi nở dưới ánh sáng mặt trời, ban rải mùi hương ngào ngạt khắp nơi.

Cái lý tu hành cũng như thế. Muốn có cây sen trước hết phải có hột giống, cũng như người muốn thành Phật trước phải gieo hột giống Bồ đề, và cho được ươm hoa kết trái, cây sen phải từ dưới bùn mọc lên, cũng như con người phải từ cõi trần ô trược mà tu tiến lên thành Tiên thành Phật vậy.

Mặc dầu mọc trong bủn, cây sen không nhiễm bủn, trái lại còn hoàn cải nước đục thành trong, cũng như tu hành mặc dầu sống ở cõi trần, chung lộn với kế tục, thế mà đã không nhiễm trầm, đắm mê tục lụy, trải lại còn cảm hóa bao nhiêu người chung quanh mình quảy đầu hướng thiện, tinh tấn tu hành.

Sự sinh thành cây sen là cả một cuộc đời kiên nhẫn và cổ gắng. Nó phải vưọt qua ba lớp: bùn, nước và không khí mới trổ hoa, không khác công phu kẻ tu hành phải vượt qua khỏi tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới mới được hoàn toàn giải thoát.

Còn gì tươi đẹp và thơm tho bằng hoa sen khi mới nở, cũng nơi kẻ tu hành, ôi! còn gì tự tại an vui bằng khi trí tuệ khoát khai là mức rốt ráo của con đường tu tiến, là kết quả của bao nhiêu kiếp cố gắng và kiên nhẫn tu hành.

Do những đức tánh siêu mầu hơn các loại hoa mà Hoa sen được Phật tử quí trọng tôn kính.

Ý nghĩa của Hoa sen thật lả sâu xa cao cả.

Ý nghĩa bức Tranh thêu chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa

Tranh tứ quý mang ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc trong cuộc sống.
Tranh Tứ quý thuộc loại tứ bình (bốn bức) khổ lớn, vẽ cảnh tứ thời: xuân, hạ, thu, đông. Người treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)…
Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa - 1
Tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên.
Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ.  Ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.
Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa - 2
Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn – nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…
Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa - 3
Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức… Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. 
Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.
Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa - 4
Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung.
Tranh chữ thập tứ quý 'sung túc' bốn mùa - 5
Ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số… Tuỳ theo quan niệm, lối sống của người dân mỗi lúc, mỗi nơi, tứ quý lại được thể hiện bằng những cách thức riêng để làm phù hợp với các yếu tố lịch sử và văn hoá.
Xem thêm các mẫu tranh thêu chữ thập http://tranhtheuchuthap.asia/
Khung ảnh http://khunganh.org/

Tranh thêu chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt

Nhẹ nhàng mà tinh tế, mộc mạc mà có hồn, đó chỉ có thể là tranh thêu phong cảnh.
Trong một vài năm gần đây, xu hướng tranh thêu chữ thập nở rộ, không chỉ dành cho các nghệ nhân mà đã tiếp cận gần gũi hơn với tất cả chị em phụ nữ. Tranh thêu trở thành một người bạn thân thiện, dễ gần.
Tranh thêu chữ thập được du nhập vào Việt Nam từ năm 2005, chủ yếu là dòng tranh thêu được sản xuất từ Trung Quốc mang những nét văn hóa có sự tương đồng với Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước hơn mấy nghìn năm, với biết bao nét đẹp thiên nhiên, hình ảnh con người Việt Nam phồn hậu, chất phác mà anh dũng kiên cường lại chỉ được biết đến qua tranh vẽ hay tranh sơn dầu.
Trong mỗi bức tranh thêu chữ thập Việt sẽ tái hiện lại những truyền thống lịch sử của cha ông ta, thể hiện cuộc sống hàng ngày của người dân Việt: Hình ảnh người dân Việt đập lúa, chèo thuyền, vượt biển, rồi hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó chăn trâu, cắt cỏ, tát nước… trên cánh đồng làng trải dài mênh mông, bất tận đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta.
Đồng thời, tranh thêu chữ thập phản ánh đời sống tinh thần vô cùng phong phú của người dân Việt bên cạnh những ngày tháng lao động vất vả, thể hiện ước nguyện lớn lao về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hãy cùng ngắm một số mẫu tranh thêu chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt:
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 1
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 2
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 3
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 4
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 5
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 6
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 7
Tranh chữ thập phong cảnh đậm hồn Việt - 8

Xem thêm các mẫu tranh thêu chữ thập http://tranhtheuchuthap.asia/
Khung ảnh http://khunganh.org/